2018-09-14

Kỹ thuật nuôi dê núi đơn giản, đầu tư vốn ít nhưng lợi nhuận cao gấp bội

Kỹ thuật chăn nuôi dê núi rất đơn giản vì đặc điểm khí hậu và điều kiện thiên nhiên, địa lý nước ta rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi loại vật này.

Dê núi là loài chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, nếu được chăn thả trên đồi núi cao thì giữ được giá trị ngon hơn, thơm hơn so với chăn nuôi dưới đồng bằng. Loài này thuộc loại nhai lại, tạp ăn các loại thức ăn khác khác, Dê núi hoang dã dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Cách chọn giống

Dê núi hoang dã cái sinh sản: Thân hình thanh, mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, da mỏng, lông mịn. Dê núi hoang dã cái mắn đẻ (cứ 6-7 tháng/lứa), đẻ sai con, nuôi con khéo, dê con mau lớn.

Dê núi hoang dã đực giống: Không dùng dê đực Cỏ địa phương làm giống, nên chọn mua đực giống là dê Bách Thảo, có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán rộng, mắt sáng, tinh nhanh, bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng vững chắc, hai hòn cà đều, cân đối. Cứ 20-25 dê cái cần 1 dê đực giống Bách Thảo hoặc dê đực ngoại.

Tuổi bắt đầu phối giống của dê cái là 7 – 8 tháng tuổi, dê đực 5 – 6 tháng tuổi. Khi bắt đầu phối giống dê cái phải đạt khối lượng 17 – 18 kg, dê đực phải đạt khối lượng 15 – 16 kg.

Tỷ lệ đực/cái thích hợp là: 1/20 – 1/25. Những dê cái có ngoại hình, thể chất và khối lượng đạt yêu cầu thì phải theo dõi sát các kỳ động dục để phối giống kịp thời. Thời điểm phối giống thích hợp là 24 giờ kể từ sau khi dê cái có biểu hiện động dục. Không cho giao phối đồng huyết và không cho dê đực non phối với dê cái già. Dê cái trên 7 năm tuổi và dê đực trên 8 năm tuổi cần được loại

thải.

Thức ăn

Dê núi hoang dã ăn được nhiều loại cỏ, lá cây như lá xoan, lá mít, lá dâm bụt, lá chuối, sắn dây, lá dâu, keo dậu, sim mua .. và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên.

Thức ăn tinh gồm thóc, ngô, sán, khoai lang, lạc.. thức ăn củ như bí đỏ, khoai lang tươi, chuối .. dê núi hoang dã rất thích ăn.

Không cho dê ăn những thức ăn đã ôi thối, mốc hoặc lẫn đất, cát. Không chăn thả dê nơi trũng, lầy, có nước tù đọng để phòng ngừa bệnh giun sán cho dê.

Hàng ngày chăn thả từ 7 – 9 giờ/ngày. Mùa đông khô hanh, thiếu cỏ, ban đêm cần cho dê ăn thêm 3 – 5kg cỏ, lá tươi/con/ngày. Cho uống nước sạch thỏa mãn trước khi chăn cũng như sau khi dê núi hoang dã về chuồng. Cố định ống bương nuối trong chuồng cho dê liếm láp, bổ sung khoáng vi lượng hàng ngày.

 

Chuồng trại:

Làm chuồng trại nơi cao ráo, thoát nước, ở cuối hướng gió đảm bảo đông ấm hè mát.Nuôi dê phải làm chuồng sàn, cách mặt đất 50 – 80 cm. Vật liệu làm chuồng đơn giản, bằng gỗ, tre, nứa, lá…

Sàn chuồng làm bằng thanh tre, gỗ, nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5 cm; cách nhau 1,5 cm đủ lọt phân và tránh cho dê không bị lọt chân. Chuồng nên có ngăn riêng cho dê đực giống, dê hậu bị, dê chữa gần đẻ, dê mẹ và dê con dưới 3 tuần tuổi và các loại dê khác.

Có sân chơi cao ráo, không đọng nước, định kỳ lấy phân ra khỏi chuồng và vệ sinh tẩy uế chuồng trại bằng vôi bột 1 tháng 1 lần.

Diện tích chuồng nuôi phải bảo đảm dê trên 6 tháng tuổi: 0,7 – 1 m2 /con, dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3 – 0,5 m2 /con.

Phòng và trị bệnh

Hàng ngày kiểm tra 2 lần trước khi chăn thả và sau khi về chuồng phát hiện những con dê bỏ ăn, đau ốm, loét miệng, chướng bụng đầu hơi để kịp thời trị bệnh.

Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng tiêm phòng các loại vacxin tụ huyết trùng .. và tẩy giun sán cho dê/1 lần.

Dê núi hoang dã hiền lành, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc kết hợp nuôi thả ở các vùng ở đồi núi đều cho kết quả tốt.

Ngoài kỹ thuật nuôi dê để có nguồn thu "khủng"và dẫn đến thành công như hiện nay đó là cần chú trọng khâu kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê cái sinh sản.

Chia sẻ về cách chăm sóc,nuôi dưỡng dê cái mang thai,  lưu ý về khoảng thời gian từ 18- 25 ngày sau khi dê cái phối giống, cần theo dõi để phát hiện động đực. Nếu không thấy dê cái động đực trở lại, có thể dê cái đã thụ thai.

Đặc biệt cần ghi chép ngày phối giống có chửa để dự báo ngày dê đẻ. Quan trọng hơn nữa là trong thời gian mang thai của dê trung bình 150 ngày (biến động trong khoảng 145-157 ngày), cần cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho dê phát triển tốt và dê có nhiều sữa sau khi sinh. (Nếu nuôi theo phương thức bán chăn thả thì tùy theo tình hình và năng suất,bãi chăn, lượng thức ăn thô bổ sung  tại chuồng có thể bằng ½ khẩu phần nêu trên).

Không nhốt chung dê cái có chửa với dê đực giống. Không chăn thả dê chửa quá xa, không dồn đuổi, đánh đập dê, đặc biệt là vào thời gian chửa cuối.

Cần chú ý đặc biệt đối với dê chửa lần đầu: hàng ngày xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.

Đối với dê cái đã đẻ nhiều lứa, đang cho con bú hoặc đang vắt sữa: một tuần trước khi đẻ cần tiến hành cạn sữa cho dê bằng cách giảm dần số lần cho con bú hoặc vắt sữa từ một lần/ngày xuống còn hai ngày một lần, ba ngày một lần rồi cắt hẳn, đồng thời giảm lượng thức ăn tinh, thức ăn nhiều nước.

Trước khi dê đẻ 7- 10 ngày, nhốt riêng từng con vào chuồng ấm, yên tĩnh và đã được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao để

tránh viêm vú, sốt sữa. Cần chuẩn bị cũi, lót ổ nằm cho dê con. Chuẩn bị cồn iốt, kéo, chỉ khâu, giẻ lau và bố trí người trực đẻ. Khi dê cái có biểu hiện khó chịu, đái dắt, bụng sa, bầu vú căng và âm hộ sưng đỏ, có dịch đặc chảy thành dòng là dê sắp đẻ. Dê bắt đầu đẻ khi bọc nước ối vỡ, thai được đẩy ra theo nhịp rặn đẻ của dê mẹ và thông thường dê cái đẻ trong vòng từ 

1- 4 giờ, tùy theo số lượng thai và vị trí của thai.

Trường hợp đẻ khó, thai bị kẹt, cần can thiệp bằng cách dùng tay đã sát trùng đẩy thai theo chiều thuận rồi nhẹ nhàng kéo ra theo nhịp rặn của dê mẹ. Trong khoảng 4 giờ sau khi đẻ hết con, nhau thai ra. Cần thu dọn nhau thai, không để cho dê mẹ ăn. Nếu quá 4 giờ mà nhau thai chưa ra thì mời bác sỹ thú y can thiệp. Luôn dọn vệ sinh ổ đẻ, lau sạch 

bầu vú và âm hộ dê mẹ. Nếu dê mẹ bị cương sưng nầm vú thì chườm nước nóng và vắt bớt sữa, Ngay sau khi dê mẹ đẻ, cho uống nước muối ấm 0,5% hoặc nước đường 5- 10%. Hàng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, thức ăn tinh chất lượng tốt (không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh và thức ăn củ quả vào những ngày đầu sau khi đẻ).

Cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê từ sơ sinh đến cai sữa

 "Để dê sinh trưởng và phát triển tốt, giai đoạn nuôi dê từ sơ sinh đến cai sữa được đánh giá là một trong những bước đệm đầu quan trọng" - anh Đinh Văn Quỳnh (xã Kỳ Phú, Nho Quan, Ninh Bình) - chủ nhân của khoảng 30 chú dê cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm chia sẻ.

Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 7 ngày tuổi):

Sau khi dê đẻ ra, dùng khăn sạch, khô, mềm lau toàn bộ cơ thể dê con, tiến hành cắt rốn cho dê bằng cách dùng tay trái cầm cuốn rốn, kẹp rốn giữa ngón cái và ngón trỏ của tay phải, đồng thời vuốt nhẹ theo hướng ra ngoài, dùng dây chỉ chắc thắt chặt cuống rốn cách bụng khoảng 4- 5cm, sau đó dùng kéo cắt cuống rốn phía ngoài cách nút chỉ 1,0- 1,5 cm và sát trùng vết cắt bằng cồn iốt 5% hoặc dung dịch oxy già. 

Để dê sinh trưởng và phát triển tốt, giai đoạn nuôi dê từ sơ sinh đến cai sữa được đánh giá là một trong những bước đệm đầu quan trọng. 

Sau khi đẻ 20- 30 phút cho dê con bú sữa đầu, không được để chậm hơn. Có thể cho bú trực tiếp hoặc bú bằng bình, mỗi ngày 3- 4 lần. Bố trí ổ lót bằng rơm rạ mềm, khô cho dê con nằm. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm cho dê con. Nếu dê con yếu, cần vắt sữa ra bình cho dê bú. Nếu dê mẹ không cho con bú, phải ép cho bú bằng cách giữ chặt dê mẹ, vắt bỏ những tia sữa đầu rồi vắt sữa vào miệng dê con. Làm mấy lần cho đến khi dê mẹ quen và cho con bú.

Giai đoạn bú sữa thường (từ 7 ngày tuổi đến cai sữa):

Giai đoạn này có thể kéo dài 3 tháng hoặc hơn, tùy theo hướng sản xuất. Nếu nuôi dê để khai thác sữa, nên cai sữa lúc 3 tháng tuổi. Ở những dê mẹ năng suất sữa thấp và nuôi lấy thịt, có thể cho dê con bú đến tháng thứ tư hoặc thứ năm. Có thể cho dê con bú trực tiếp, bú bình hoặc vắt sữa ra chậu cho dê con ăn, mỗi ngày 2- 3 lần. Sữa vắt ra cho ăn ngay. Dụng cụ chứa sữa (bình, chậu) phải sạch sẽ.

Từ tuần tuổi thứ ba, tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễ tiêu, chất lượng tốt: cỏ non phơi tái, cỏ khô sạch, bột cám, bột ngô, bột đậu tương rang. Lượng sữa và thức ăn tinh hàng ngày cần cho một con nên trong khoảng: Dưới 3 tuần tuổi: 400- 600g sữa. Từ 22- 42 ngày tuổi: 500- 600g sữa và 50- 100g thức ăn tinh.  Nên nhớ cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho dê con, thường xuyên quét dọn chuồng trại, bảo đảm chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.

 

Dê Tươi Sài Gòn - Chuyên cung cấp sỉ và lẻ Thịt Dê Tươi Ngon 100% .

Đảm bảo Bạn sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm Thịt Dê tươi ngon 100%, Chúng tôi có đội ngũ Đầu Bếp chuyên nghiệp sẵn sàng nhận ướp gia vị có hương vị đặc trưng riêng, ngon như các món nhà hàng Dê tươi tại Sài Gòn. Để được chăm sóc nhanh chóng và chu đáo, Bạn hãy liên hệ trước qua Hotline, Zalo:  0968087735

Xin Cảm ơn, Chúc Bạn chọn được món ăn ngon miệng và dinh dưỡng.

Xem thêm nhiều món ăn ngon mà có thể tự tay bạn làm để đãi gia đình và người thân : Món Ngon Mỗi Ngày