Mẹo khử mùi thịt vịt
Sau khi làm sạch thịt vịt, trước khi sơ chế loại thịt này, nên dùng gừng và rượu để khử mùi hôi của thịt vịt. Bóp vịt thật kỹ với gừng giã nhuyễn hoặc xát với rượu, mùi hôi sẽ không còn.
Nếu trong nhà bạn không có sẵn gừng và rượu thì có một cách đơn giản hơn và cũng rẻ tiền hơn để khử mùi khó chịu của vịt: muối và giấm. Hãy hòa chúng với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn mùi hôi.
Nếu không sẵn giấm, bạn có thể thay bằng chanh.
Bên vcạnh đó, nên cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu vịt, nếu các lỗ chân lông của vịt có chất nhầy màu đen còn xót lại thì phải rửa thật kỹ cho bằng hết vì đây là nguyên nhân chính gây nên mùi hôi của vịt.
Lợi ích của thịt vịt có thể bạn chưa biết
Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị.
Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Cách dùng kèm
Vịt nấu măng có thể làm các món như miến măng vịt, bún măng vịt hoặc ăn với cơm kèm theo các loại rau thơm như ngò rí, rau quế,...
Tham khảo
Xem thêm:
- Cách chọn thịt vịt ngon và sơ chế vịt sạch không hôi
- Cách làm vịt quay chảo nguyên con giòn rụm, thơm lừng, cực đơn giản tại nhà
- Cách làm vịt nấu nho khô nghe lạ nhưng ngon khó cưỡng
Trên đây là 3 cách làm món vịt nấu măng thơm ngon đúng điệu. Mong rằng từ những công thức trên, bạn có thể chế biến món vịt thêm ngon miệng!